Thông tin
Tên ebooks: Óc sáng suốt
Tác giả: Thu Giang, Nguyễn Duy Cần
Nhà xuất bản trẻ
Thể loại: Kỹ năng mềm
Nguồn: e-bookprc.blogspot.com
Định Dạng: PRC
Giới thiệu
Người
xưa có nói : Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh
phúc của con người. Sự thật dĩ nhiên như vậy. Thiếu một trong hai điều kiện
trên đây thì không thể bàn đến hạnh phúc được. Vả lại, có được một thân thể
tráng kiện mà không có tinh thần sáng suốt thì có xứng đáng gọi là người chưa ?
Đối với con người mà có một điều kiện vật chất thôi, không đủ. Có một định luật
về sinh lý mà không một ai tránh khỏi là : bất kí một cơ quan nào thiếu tập
luyện, thiếu hoạt động sẽ trở thành phế vật. Mà khối óc ta cũng là một cơ quan
như các cơ quan khác có làm cách gì tránh khỏi được cái công lệ tự nhiên ấy.
Nếu không tập luyện, nhứt là không hoạt động, lâu ngày rồi nó cũng sẽ thành phế
vật không sai.
Nhưng
bảo rằng không hoạt động có quá đáng không ? Vậy chớ ai là người không tư
tưởng, không phán đoán ? Vậy chớ hằng ngày ta không thấy họ bàn bạc cãi lẫy
nhau đến đánh đập nhau, tương tàn tướng sát nhau sao ? Có lẽ họ tư tưởng nhiều
hơn họ ăn, ngủ, thở, hát…nữa kia. Thế mà bảo khối óc họ thiếu hoạt động là
nghĩa lý gì ? Không. Muôn vàn lần không.
Có
được một khổi óc sáng suốt là có được một lợi khí chắc chắn để gìn giữ địa vị
ưu thắng trên trường đời, luôn cả cái phẩm cách con người của mình. Thật vậy,
một kẻ mà khối óc u mê tăm tối, hỗn độn mù mờ chắc chắn sẽ không làm nên trò
trống gì nếu không đi làm tay sai cho kẻ khác, hay sống nhờ nơi kẻ khác họ dìu
dắt nâng đỡ cho. Cũng là « đầu đen máu đỏ » như ai, thế sao lại phải ỷ lại vào
kẻ khác họ « nâng niu ẵm bế » mình như một đứa bé lên hai trong khi mình cũng
có đủ điều kiện tinh thần vật chất như họ ? Vậy, tập luyện cho mình có một khối
óc sáng suốt để có thể tự lập và định đoạt lấy mạng vận của mình đầu phải chỉ
để mưu hạnh phúc cho mình mà thôi đâu, mà đó là cả một vấn đề nhân phẩm của
mình nữa.
Mục lục
Chương
1: I. Tư
tưởng là gì?
II. Điêu luyện tư tưởng
Chương
2: Thuật quan sát
Chương
3: Thuật tập trung tinh thần
Chương
4: Phép tưởng tượng
Chương
5: Tổ chức tư tưởng
Chương
6: Thuật nhớ lâu
Post a Comment